GIỚI THIỆU
Bộ môn Phân tích định lượng được đổi tên từ Bộ môn Kinh tế lượng kể từ năm 2007. Trải qua quá trình phát triển cùng với Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn (trước đây là Khoa Kinh tế nông nghiệp), Bộ môn được tách ra để phù hợp với sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học chung của Khoa và Học viện.
Giai đoạn
|
Tên Bộ môn
|
Tên BM tách ra
|
Tên Khoa
|
1964 - 1968
|
Thống kế - Kế hoạch - Kế toán
|
|
Kinh tế nông nghiệp
|
1968 - 1970
|
Thống kê - Kế hoạch
|
Kế toán -Tài chính
|
Kinh tế nông nghiệp
|
1970 - 1976
|
Thống kê - Kế hoạch - Kế toán - Tài chính
|
|
Kinh tế nông nghiệp
|
1976 - 1996
|
Thống kê - Kế toán
|
Kế hoạch
|
Kinh tế nông nghiệp
|
10/1996
|
Kinh tế lượng
|
Kế toán
|
Kinh tế & Phát triển nông thôn
|
2007 - 2014
|
Phân tích định lượng
|
|
Kinh tế & Phát triển nông thôn
|
2014 - nay
|
Phân tích định lượng
|
Kế hoạch và đầu tư
|
Kinh tế & Phát triển nông thôn
|
NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO
Bộ môn đang đảm nhận giảng dạy các môn học cho các hệ đào tạo bậc Đại học thuộc các ngành/chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp, Kinh tế, Khuyến nông và PTNT, Kinh tế phát triển, Quản lý kinh tế, Kế hoạch và đầu tư, Kế toán Doanh nghiệp, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Nông nghiệp, Thú Y, Chăn nuôi, Nông học, Đất và Môi trường; và bậc Sau Đại học cho các chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp, Quản lý kinh tế, Phát triển nông thôn, Quản trị kinh doanh. Hiện tại Bộ môn đang giảng dạy các môn học sau:
Các môn học trong chương trình Đại học:
1. Nguyên lý thống kê kinh tế
2. Thống kê nông nghiệp
3. Thống kê kinh tế nông nghiệp
4. Thống kê doanh nghiệp
5. Thống kê kinh tế - xã hội
6. Kinh tế học sản xuất
7. Kinh tế lượng
8. Toán kinh tế
9. Ứng dụng tin học trong kinh tế
10. Ứng dụng tin học trong kinh tế - xã hội
11. Tin học ứng dụng trong kinh tế
12. Giới thiệu lý thuyết trò chơi và ứng dụng
13. Kinh tế lượng trong dự báo và phát triển kinh tế
14. Kinh tế lượng nâng cao
15. Quản lý thông tin kinh tế
16. Phát triển chuỗi giá trị
17. Hạch toán và phân tích kinh tế
18. Kinh tế lượng ứng dụng
19. Thống kê kinh doanh và Kinh tế lượng
20. Ứng dụng SPSS trong phân tích kinh tế - xã hội nông thôn
21. Hệ thống thông tin trong quản lý dữ liệu
22. Ứng dụng tin học trong phân tích kinh tế
23. Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
24. Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm
25. Kinh tế học trong phát triển sản xuất
26. Theory of Production and Consumption (Lý thuyết sản xuất và tiêu dùng)
27. Economic Analysis of Agricultural Markets (Phân tích kinh tế thị trường nông nghiệp)
28. Applied Informatics in Economics (Tin học ứng dụng trong Kinh tế)
29. Statistical Method (Phương pháp thống kê)
30. Introductory Econometrics (Giới thiệu Kinh tế lượng)
31. Applied statistics for Agricultural economics (Thống kê ứng dụng trong Kinh tế nông nghiệp)
32. Mathematical Economics (Toán kinh tế)
33. Production Economics (Kinh tế học sản xuất)
Các môn học trong chương trình Sau đại học:
1. Kinh tế lượng nâng cao
2. Hệ thống thông tin và quản lý dữ liệu
3. Phân tích định lượng cho quản lý
4. Đánh giá tác động
5. Phát triển chuỗi giá trị
6. Research methodology in Rural Economics (for the program “International Master in in Rural Economics and Sociology” (IMARES))
7. Tổ chức và hoạt động của thị trường nông sản (Structure, conduct and performance of agricultural market)
Các giảng viên của Bộ môn tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, làm khóa luận/chuyên đề tốt nghiệp; Các giảng viên là PGS, TS tham gia hướng dẫn luận văn cao học và luận án tiến sĩ thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
Hướng nghiên cứu của Bộ môn tập trung vào ứng dụng các phương pháp định lượng để phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội, bao gồm cả chính sách và các hiện tượng định tính (nghiên cứu hành vi). Một số hướng nghiên cứu cụ thể hiện nay Bộ môn đang tập trung là (i) Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng nông sản, (ii) Kinh tế hộ và các chủ đề liên quan, (iii) Kinh tế nông thôn, (iv) Thị trường nông sản, (v)Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến SX NN và nông hộ, (vi) Nghiên cứu rủi ro trong nông nghiệp và vii) Đánh giá tác động của các chương trình, dự án.
Một số đề tài đang triển khai:
Ø Dự án LPS/2010/047 (Viên nghiên cứu chăn nuôi quốc tế tài trợ): “Giảm thiểu dịch bệnh và cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị lợn đối với các tác nhân quy mô nhỏ tại Việt Nam”. Hợp tác với Viện chăn nuôi quốc tế (ILRI), Đại học Y Tế Công Cộng, và Khoa Thú Y (Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội).
Ø Dự án ACIAR AGB/2012/059 (Đề tài do Chính phủ Úc tài trợ): “Xây dựng hệ thống sản xuất -kinh doanh rau hiệu quả, bền vững ở khu vực Tây Bắc, Việt Nam”. Hợp tác với ĐH Adelaide (Úc), Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (IPSARD), Hội LHPN Việt Nam, Viện nghiên cứu rau quả (FARVI), Viện Thổ nhưỡng và nông hoá, Viện Dược liệu, và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai.
Ø Dự án ACIAR AGB/2012/060 (Đề tài do Chính phủ Úc tài trợ): “Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng cây ăn quả ôn đới ở khu vực Tây Bắc, Việt Nam”. Hợp tác với ĐH Queensland, Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu Rau quả, Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Miền núi Phía Bắc, Sở NN và PTNT Sơn La và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai.
Ø Dự án ACIAR LPS/2008/049: “Phát triển thị trường và kỹ thuật trong sản xuất bò thịt ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam”. Hợp tác với ĐH Tasmania (Úc), Viện Nghiên cứu chăn nuôi (NIAS), Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp (CASRAD), Viện Cây lương thực Cây thực phẩm (Đề tài do Chính phủ Úc tài trợ).
Ø Đề tài tỉnh Hòa Bình: “Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2013, đề xuất các giải pháp huy động mọi nguồn lực xã hội đẩy nhanh tiến độ chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hòa Bình đến năm 2020”. Hợp tác với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN&PTNT và Chi Cục Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình.
Một số đề tài đã triển khai:
Ø Dự án ACIAR AGB/2008/002: “Cải thiện các hệ thống sản xuất nông nghiệp và liên kết thị trường nông sản ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam”. Hợp tác với ĐH Queensland (Úc), Viện Nông - Lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI), Viện Bảo vệ thực vật (PPI), Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp (CASRAD), Viện Cây lương thực Cây thực phẩm (Đề tài do Chính phủ Úc tài trợ)
Ø Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đến kinh tế hộ nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng (Đề tài cấp Bộ, Bộ GD và ĐT).
Ø Những giải pháp kinh tế tổ chức thực hiện qui trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (ViêtGAP) cho rau vụ đông vùng ven đô ĐBSH (Đề tài cấp Bộ, Bộ GD và ĐT).
Ø Phát triển kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại trong bối cảnh hội nhập ở miền Bắc Việt Nam (Đề tài cấp trường, TRIG).
Ø Các yếu tố kinh tế-xã hội ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp quản lý chuột hại lúa theo hướng bền vững sinh thái vùng ĐBSH (Đề tài cấp Bộ, Bộ GD và ĐT).
Ø Phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư và tác động ảnh hưởng của Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp (Đề tài của Bộ NN & PTNT).
Ø Dự án CARD VIE 025/05 (Chính phủ Úc tài trợ): “Đào tạo cán bộ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên cho Việt Nam”. Hợp tác với ĐH Sydney, Viện NC phát triển Đồngbằng sông CL, ĐH Cần Thơ.
Ø Dự án LEARN IT (IRRI tài trợ): “Liên kết giữa nghiên cứu và khuyến nông thông qua công nghệ thông tin”. Hợp tác với IRRI, VAAS, TT Khuyến nông QG, ĐH An Giang, Tổ chức Tầm nhìn thế giới.
Ø Đánh giá lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất các loại nguyên liệu thức ăn gia súc như: ngô, đậu tương, sắn (MISPA - Pháp)
Ø Lợi thế so sánh trong sản xuất lúa gạo, thịt lợn, ở vùng Đồng bằng sông Hồng (SPF - Nhật).
Ø Hệ thống khuyến nông chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa hộ nông dân (IRRI).
Ø Kinh tế hợp tác trong sản xuất sản phẩm chăn nuôi lợn (LRI).
Nhiều cán bộ, giảng viên của Bộ môn đã và đang tham gia tư vấn cho các tổ chức phát triển quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các tỉnh ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau.
HỢP TÁC
Bô môn đã và đang hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước thực hiện các đề tài nghiên cứu liên ngành và chuyên ngành. Các Đại học và tổ chức nước ngoài như: Đại học Sydney, ĐH Queensland, ĐH Tasmania, ĐH Aldelaide, ĐH Tây Úc, Viện Lúa quốc tế (IRRI), Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI), Trung tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR), SEARCA, CUD (Vương quốc Bỉ). Các tổ chức nghiên cứu trong nước như: Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện Chính sách và Chiến lược NN & PTNT, Đại học Thái Nguyên, Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Y tế Công Cộng, và các tổ chức phi Chính phủ (NGOs) tại Việt Nam. Ngoài ra Bộ môn còn hợp tác với một số cơ quan khác như: Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Hòa Bình, Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Bắc Ninh, Sở Nội Vụ tỉnh Cao Bằng, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng.
NHÂN SỰ
Hiện tại, Bộ môn có 20 cán bộ, giảng viên và nghiên cứu viên bao gồm cả giảng viên kiêm nhiệm công tác quản lý của Học viện.
Danh sách nhân sự Bộ môn
STT
|
Giảng viên
|
Học hàm, học vị
|
Chức vụ đảm nhiệm
|
1
|
Dương Nam Hà
|
Tiến sĩ
|
Giảng viên |
2
|
Nguyễn Hữu Nhuần
|
Tiến sĩ
|
Phó Trưởng Khoa
|
3
|
Nguyễn Thị Dương Nga
|
Phó giáo sư – Tiến sĩ
|
Giảng viên cao cấp
|
4
|
Phạm Văn Hùng
|
Phó giáo sư – Tiến sĩ
|
Giảng viên
|
5
|
Lê Ngọc Hướng
|
Tiến sĩ
|
P. Giám đốc TT Tin học HVNNVN
|
6
|
Lê Khắc Bộ
|
Thạc sĩ
|
Giảng viên chính
|
7
|
Lê Thị Long Vỹ
|
Tiến sĩ
|
Giảng viên chính
|
8
|
Nguyễn Thị Thu Huyền
|
Tiến sĩ
|
Giảng viên chính
|
9
|
Giang Hương
|
Thạc sĩ
|
Giảng viên
|
10
|
Trần Thế Cường
|
Thạc sĩ
|
Phó Trưởng Bộ môn
|
11
|
Nguyễn Thị Huyền Trang
|
Thạc sĩ
|
Giảng viên
|
12
|
Nguyễn Thị Lý
|
Tiến sĩ
|
Giảng viên
|
13
|
Bùi Văn Quang
|
Thạc sĩ
|
Giảng viên
|
14
|
Nguyễn Anh Đức
|
Tiến sĩ
|
Giảng viên
|
15
|
Vũ Khắc Xuân
|
Thạc sĩ
|
Giảng viên –NCS tại Úc
|
16
|
Ninh Xuân Trung
|
Thạc sĩ
|
Nghiên cứu viên
|
17
|
Phạm Kiều My
|
Cử nhân
|
Nghiên cứu viên
|
18
|
Hoàng Thị Trang
|
Cử nhân
|
Nghiên cứu viên
|
19
|
Đỗ Huy Hùng
|
Thạc sĩ
|
Nghiên cứu viên
|
20
|
Phạm Tô Diệu
|
Cử nhân
|
Nghiên cứu viên
|
LIÊN HỆ
Bộ môn Phân tích định lượng
Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trâu Qùy, Gia Lâm, Hà Nội
Phòng 409-410, Tầng 4, Nhà Hành chính
ĐT: (84-4) 6261 7590
Fax: (84-4) 3827 6522
Email:bmptdl@gmail.com
|
Department of Quantitative Analysis
Faculty of Economics and Rural Development
Vietnam National university of agriculture (VNUA)
Trau Quy, Gia Lam, Hanoi City, Vietnam
Room 409-410, 4thFloor of Administration Building
Phone: (84-4) 6261 7590
Fax: (84-4) 3827 6522
Email:bmptdl@gmail.com
|