• Lịch công tác
  • Email
  • English
  • VNUA
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Xây dựng và Phát triển
    • Sơ đồ tổ chức
    • Ban chủ nhiệm
    • Đội ngũ cán bộ
  • ĐÀO TẠO
    • Sơ đồ đào tạo
    • Chương trình đào tạo
      • Chương trình đào tạo Đại học
      • Chương trình đào tạo Thạc sĩ
      • Chương trình đạo tạo Tiến sĩ
    • Chuẩn đầu ra
    • Đề cương chi tiết
  • NCKH & HTQT
    • Hợp tác trong và ngoài nước
    • Các đề tài đã và đang thực hiện
    • Kết quả nghiên cứu khoa học
    • Danh mục các bài báo
      • Các bài báo trong nước
      • Các bài báo nước ngoài
  • SINH VIÊN
    • Thống kê Sinh viên, HV và NCS
    • Thống kê việc làm
    • Danh sách sinh viên tốt nghiệp
    • Danh mục chương trình đào tạo
  • TUYỂN SINH
  • VĂN BẢN
    • Quy định
    • Biểu mẫu
  • THƯ VIỆN
  • LIÊN HỆ
  • LỊCH CÔNG TÁC KHOA
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Xây dựng và Phát triển
    • Sơ đồ tổ chức
    • Ban chủ nhiệm
    • Đội ngũ cán bộ
  • ĐÀO TẠO
    • Sơ đồ đào tạo
    • Chương trình đào tạo
      • Chương trình đào tạo Đại học
      • Chương trình đào tạo Thạc sĩ
      • Chương trình đạo tạo Tiến sĩ
    • Chuẩn đầu ra
    • Danh sách sinh viên tốt nghiệp
  • LỊCH CÔNG TÁC KHOA
  • NCKH & HTQT
  • VĂN BẢN
    • Quy định
    • Biểu mẫu
  • THƯ VIỆN
  • LIÊN HỆ
  • TUYỂN SINH
  • BỘ MÔN
    • Bộ môn Kế hoạch & Đầu tư
    • Bộ môn Kinh tế
    • Bộ môn Kinh tế nông nghiệp & Chính sách
    • Bộ môn Phân tích định lượng
    • Bộ môn Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
    • Bộ môn Phát triển nông thôn
  • TỔ CÔNG TÁC
  • TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
  • SINH VIÊN
Trang chủ BỘ MÔN Bộ môn Tài nguyên MT
  •   GMT +7

GIỚI THIỆU

Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường (Department of Resources and Environmental Economics) được thành lập vào năm 2008, là đơn vị trực thuộc Khoa Kinh tế & PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Sự ra đời của Bộ môn đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn nhằm đáp ứng kịp thời, phù hợp với nhu cầu đổi mới chương trình đào tạo và đa dạng hóa các chuyên ngành đào tạo của Khoa và Học viện.

Kế thừa và phát huy bề dày lịch sử hơn 50 năm phát triển và trưởng thành của khoa Kinh tế & PTNT và hơn 55 năm phát triển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và môi trường đã và đang là một bộ môn chủ lực trong đào tạo và bồi dưỡng các môn học cơ bản liên quan đến lĩnh vực kinh tế tài nguyên và môi trường, góp phần đào tạo nên đội ngũ cán bộ kinh tế có chuyên môn sâu trên khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Hiện tại, Bộ môn có 13 cán bộ giảng dạy, trong đó có 1 GS, 1 PGS cùng nhiều thầy cô đã được đào tạo chính quy dài hạn trong và ngoài nước như Nhật Bản, Philippines, Đức, Bỉ, Thái Lan. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Bộ môn đều là những người tâm huyết với nghề, luôn phấn đấu, nêu cao tinh  thần tự học, tự rèn luyện vì sự nghiệp giáo dục nước nhà. Cùng với đội ngũ giảng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu, Bộ môn không ngừng trẻ hoá đội ngũ cán bộ, những thế hệ tiếp nối, với những cán bộ trẻ có năng lực, trình độ, nhiệt tình, năng động và sáng tạo, góp phần củng cố vững chắc sự phát triển của Bộ môn trong dài hạn.

Danh sách đội ngũ cán bộ Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường

STT

Họ tên giảng viên

Học hàm học vị

Chức vụ đảm nhiệm

1

Phạm Thanh Lan

Tiến sĩ

Trưởng Bộ môn

2

Hồ Ngọc Cường

Tiến sĩ

Phó trưởng bộ môn

3

Nguyễn Văn Song

Giáo sư - Tiến sĩ

Giảng viên cao cấp

4

Nguyễn Mậu Dũng

Phó Giáo sư - Tiến sĩ

Phó trưởng khoa

5

Đỗ Thị Diệp

Tiến sĩ

Giảng viên

6

Nguyễn Hữu Giáp

Thạc sĩ

Giảng viên

7

Hoàng Thị Hằng

Thạc sĩ

Giảng viên

8

Nguyễn Mạnh Hiếu

Thạc sĩ

Giảng viên

9

Lê Phương Nam

Tiến sĩ

Giảng viên

10

Nguyễn Thị Hải Ninh

Tiến sĩ

Giảng viên

11

Nguyễn Thị Ngọc Thương

Tiến sĩ

Giảng viên

12

Trần Thị Thu Trang

Tiến sĩ

Giảng viên

NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO

Kinh tế Tài nguyên môi trường (TNMT) là một lĩnh vực khoa học mới không chỉ đối với các nước đang phát triển mà còn đối với cả các nước phát triển. Khoa học Kinh tế TNMT mới chỉ bắt đầu được hình thành trong thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ XX và phát triển mạnh trong thập kỷ 90 ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, kinh tế TNMT chỉ mới được đưa vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX và còn là ngành học khá mới mẻ. Đến nay, kinh tế TNMT đã trở thành một lĩnh vực quan trọng bên cạnh lĩnh vực kỹ thuật tài nguyên và môi trường, trong bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển kinh tế.

Như vậy, nhiệm vụ của Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường là đào tạo nguồn nhân lực ở bậc Đại học và Sau Đại học có chất lượng cao, có năng lực chuyên môn sâu, có khả năng phân tích, hoạch định chính sách, quản lý và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế TNMT ở các cấp khác nhau của nền kinh tế.

Các môn học hiện tại Bộ môn phụ trách được giảng dạy theo các giáo trình đang sử dụng phổ biến của các trường đại học ở các nước tiên tiến cho các hệ đào tạo Đại học và Sau Đại học. Bên cạnh việc thường xuyên cập nhật nội dung giảng dạy, bổ sung kiến thức mới trên thế giới, giáo trình các môn học cũng được Bộ môn vận dụng phù hợp  gắn với thực tiễn và điều kiện cụ thể ở Việt Nam, nhờ đó giúp học viên nắm được những kiến thức chuyên môn dễ dàng, áp dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Hiện tại, Bộ môn đang đảm nhận giảng dạy các môn học sau:

a.       Các môn học trong chương trình đào tạo Đại học

-         Kinh tế tài nguyên

-         Kinh tế môi trường

-         Kinh tế công cộng

-         Kinh tế nguồn nhân lực

-           Kinh tế và quản lý lao động

-           Quản lý thị trường bất động sản

-         Kinh tế đất

-         Địa lý kinh tế

-         Kinh tế vi mô (cho các lớp tiên tiến ngành Quản trị KD & Nông học)

-         Kinh tế tài nguyên và môi trường (cho lớp tiên tiến ngành Quản trị KD)

b.      Các môn học trong chương trình đào tạo Sau Đại học

-         Kinh tế tài nguyên và môi trường nâng cao

-         Kinh tế và quản lý tài nguyên nâng cao

-         Kinh tế và quản lý môi trường nâng cao

-         Kinh tế công cộng nâng cao

-         Quản lý nguồn nhân lực nâng cao

-         Kinh tế quốc tế (lớp cao học Việt-Bỉ)

-         Phân tích lợi ích - chi phí

-         Phân tích thị trường lao động

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bên cạnh công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng là một nhiệm vụ quan trọng rất được Bộ môn quan tâm. Bộ môn đã tiến hành nhiều đề tài, dự án nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến các vấn đề về kinh tế, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường hợp lý và hiệu quả.

Với thế mạnh trong lĩnh vực Kinh tế tài nguyên môi trường, các đề tài nghiên cứu của Bộ môn luôn mang tính chiến lược về các vấn đề biến đổi khí hậu, về khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và về quản lý môi trường theo hướng bền vững; qua đó góp phần tham gia tư vấn hoạch định, hoàn thiện chính sách phát triển cho đất nước và nâng cao năng lực chuyên môn của các cán bộ giảng viên.

Các đề tài, dự án chủ yếu đã và đang được Bộ môn triển khai nghiên cứu bao gồm:

a. Đề tài, dự án hợp tác quốc tế:

-  Quần thể, sinh thái và bảo tồn loài voọc Delacour’s Langur (Semnopithecus francoisi delacouri) tại Vân Long, Gia Viễn, Ninh Bình. Đề tài hợp tác vườn thú Singapore, 2003.

-  Hiệu quả kỹ thuật các hộ nông dân trồng lúa – Hà Nội. Đề tài hợp tác quốc tế với tổ chức IFS - Thụy Điển năm 2003.

-  Đánh giá hiệu quả chăn nuôi bò sữa của các hộ nông dân ngoại thành Hà Nội. Đề tài hợp tác Việt Bỉ năm 2004.

-  Buôn bán bất hợp pháp động vật quý hiếm tại Việt Nam, chi phí điều tra, giám sát, và thức thi chính sách bảo tồn. Đề tài hợp tác quốc tế với IDRC/ EEPSEA năm 2004.

-  Ô nhiễm môi trường và các giải pháp khắc phục ô nhiễm ở các làng nghề chế biến nông sản ở Đồng bằng sông Hồng. Đề tài hợp tác quốc tế với SAREC - Thụy Điển năm 2007 – 2008.

-  Tình hình tuân thủ các quy định quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê – Bắc Ninh. Đề tài hợp tác quốc tế với IDRC/ EEPSEA.

-  Quản lý ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản: Những bài học đối với Việt Nam. Đề tài hợp tác Tổ chức Sumitomo năm 2008 – 2009.

-  Thay đổi sinh kế của hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp xã Vân Dương – Bắc Ninh. Đề tài hợp tác quốc tế với EADN 2008 – 2009.

-  Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Đề tài hợp tác quốc tế với FAO năm 2009 – 2010.

b. Đề tài, dự án cấp Bộ, cấp Tỉnh

-  Đánh giá tác động của dự án thúc đẩy sản xuất khoai tây giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức. Đề tài cấp Bộ năm 2006 – 2007.

-  Phân tích xu hướng và chiến lược sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng từ 2007 – 2020. Đề tài cấp Bộ năm 2007.

-  Đánh giá ảnh hưởng của việc thực thi chính sách miễn thủy lợi phí đến phát triển kinh tế hộ nông dân và công tác quản lý thủy nông các cấp. Đề tài cấp Bộ năm 2009.

-  Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Gốm Phù Lãng” cho sản phẩm gốm của Bắc Ninh. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2009.

-  Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Na Chi Lăng” cho sản phẩm na quả của huyện Chi Lăng – Tỉnh Lạng Sơn. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2009.

-  Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Tỏi Thái Thụy” dùng cho sản phẩm tỏi của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2013.

- Rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch nông, lâm nghiệp của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn đến  năm 2030. Đề tài nghiên cứu năm 2013.

- Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Cá nước lạnh Sa Pa" cho sản phẩm Cá hồi vân của huyện Sa pa tỉnh Lào Cai

- Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Tỏi Thái Thụy" cho sản phẩm Tỏi của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

- Tạo lập, quản lý và phát triển NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” cho sản phẩm Vải quả, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên

- Và các đề tài, dự án khác đang thực hiện

c. Đề tài cấp trường:

- Nghiên cứu tình hình thực thi các chính sách quản lý nước thải công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Đề tài năm 2010.

-  Đánh giá tác động của nuôi trồng thủy sản đến môi trường tại xã Song Mai – Thành phố Bắc Giang – Tỉnh Bắc Giang. Đề tài năm 2012.

-  Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dưa gang ở xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đề tài năm 2012 – 2013.

-  Đánh giá nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của người dân tại thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Đề tài năm 2012 – 2013.

-  Đánh giá nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của người dân tại thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Đề tài năm 2012 – 2013

- Vai trò của cộng đồng trong huy động sự tham gia của người dân cho xây dựng giao thông nông thôn tại huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh

- Và các đề tài, dự án khác đang thực hiện

HỢP TÁC TRONG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU

Bộ môn không ngừng mở rộng hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước như Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và công nghệ, Cục sở hữu trí tuệ, các Sở Khoa học công nghệ, Sở Tài nguyên và môi trường của các tỉnh và các tổ chức quốc tế như Chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), Trung tâm nghiên cứu và phát triển quốc tế (IDRC), Công ước về buôn bán động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường (CRES), Tổ chức khoa học quốc tế (IFS), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ),  Đại học Kyushu, Đại học Saga …

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Về đào tạo: Bộ môn liên tục cập nhật và cải tiến nội dung giảng dạy nhằm cung cấp cho học học viên những kiến thức cơ bản và mới nhất, đáp ứng kịp thời sự phát triển kinh tế của đất nước. Đội ngũ giảng viên sẽ được đào tạo dài hạn tại các nước có nền giáo dục tiên tiến, được tiếp cận với các phương pháp khoa học hiện đại, giúp nâng cao trình độ chuyên môn và có phương pháp giảng dạy hiệu quả, phù hợp với học chế tín chỉ.

- Về nghiên cứu khoa học: Tiếp tục tăng cường thực hiện các nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao, nghiên cứu ứng dụng lý luận vào giải quyết các vấn đề cấp thiết trong thực tiễn, đặc biệt là các vấn đề nằm trong lĩnh vực chuyên môn của Bộ môn, góp phần hoàn thiện các chính sách quản lý và nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học của từng giảng viên.

- Về hợp tác: Tiếp tục trao đổi, phối hợp hoạt động với các đơn vị trong Khoa và Trường, đồng thời giữ vững và phát huy những mối liên kết với các tổ chức trong nước và ngoài nước, không ngừng mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, trở thành một đối tác uy tín trong nghiên cứu khoa học – công nghệ và hợp tác quốc tế.

Thông tin liên hệ: 

Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường,  

phòng 306, tầng 4, Nhà Hành chính,  Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 

Tel:   (+84) 4 38760222

 

  • BỘ MÔN
    • Bộ môn Kinh tế
    • Bộ môn Kế hoạch & Đầu tư
    • Bộ môn Kinh tế Tài nguyên & Môi trường
    • Bộ môn Phân tích định lượng
    • Bộ môn Kinh tế nông nghiệp & Chính sách
    • Bộ môn Phát triển nông thôn

KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 
 

Address: Trâu Qùy - Gia Lâm - Hà Nội
ĐT: 024 626.17.605 - Fax: 84 024 62617586 / ktptnt@vnua.edu.vn  | Sitemap

Copyright © 2015 VNUA. All rights reserved.  Facebook google Twitter Youtube

Đang trực tuyến:
1,492

Đã truy cập:
1,317,972