Cơ sở kinh tế ảnh hưởng của cách mạng công nghệ 4.0 đến phân phối tài nguyên đất nông nghiệp và phúc lợi xã hội.

(economic basis of the applied fourth industrial revolution on agricultural land allocation and social welfare)

 

GS.TS. Nguyễn Văn Song

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

(Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế - Viện Kinh tế Việt Nam, Số 1 (488) năm 2019, từ 35-45)

 

  Abstract

The Fourth Industrial Revolution will change the production, consumption, as well as all aspects of the lives of producers, consumers, and other organizations in the society. Based on theoretical economical and mathematical models, the paper demonstrates the impacts of the application of the Fourth Industrial Revolution on farm production, agricultural sector, distribution land resources, and social welfare. The results show that the value of marginal products (VMP) will be increased. The Fourth Industrial Revolution, will help to attract more lands for production, thereby the land price will go up at a slower rate than that of the farm's marginal product value; as a result, social welfare will also be improved./. Thị trường đất đai của Việt Nam cần phải được chính sách và pháp luật đảm bảo hoạt động theo đúng quy luật của thị trường và bền vững trong những năm tới.

Keywords: application, the Fourth Industrial Revolution, value of marginal product, land, social welfare.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng sản phẩm của khu vực sản xuất không chỉ tăng nguồn lực đầu tư đầu vào mà trong thực tế có 3 cách tăng đường năng lực sản xuất của một doanh nghiệp (ví dụ: một trang trại trong nông nghiệp), một ngành, một nền kinh tế đó là: thứ nhất, vay đầu tư thêm nguồn lực cho sản xuất; thứ hai, cải tiến khoa học công nghệ, áp dụng khoa học công nghệ mới; thứ ba, tang cường hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa các đơn vị sản xuất, giữa tổ chức kinh doanh, giữa các ngành; Trong 3 phương cách tăng năng lực sản xuất như trên cho một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia thì chỉ có cách thứ 2 đó là cải tiến khoa học công nghệ sẽ hiệu quả và có tính bền vững.

Trong tương lai, đổi mới công nghệ sẽ dẫn đến một bước nhảy nhảy vọt phía cung sản phẩm, đảm bảo lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng suất. Chi phí vận chuyển và truyền thông sẽ giảm, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, chi phí thương mại sẽ giảm đi, tất cả sẽ mở ra thị trường mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Klaus Schwab 2016). Trong cuộc cách mạng thứ tư này, chúng ta đang hưởng lợi, với một loạt các công nghệ mới kết nối vạn vật, kỹ thuật số và sinh học. Những công nghệ mới này sẽ tác động đến tất cả các ngành, nền kinh tế và công nghiệp, kết nối hàng tỷ người với website, cải thiện đáng kể hiệu quả của doanh nghiệp (Marr, Bernard, 2016).

Mục tiêu của bài viết nhằm chứng minh, phân tích dưới góc độ mô hình kinh tế nhằm chỉ rõ cơ sở dưới góc độ kinh tế ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ 4.0 đến sản lượng một trang trại, một ngành, một quốc gia, tác động của ứng dụng công nghệ 4.0 tới tái phân phối nguồn lực đất đai trong nông nghiệp, và ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ 4.0 đến phúc lợi xã hội.

Bài viết được chia làm 4 phần chính, Phần I: cơ sở lý thuyết của thay thế đầu vào, phần này nêu rõ hiệu quả pareto trong sản xuất và nguyên lý phân phối đầu vào để đạt được hiệu quả trong phân phối nguồn lực của khu vực sản xuất, đây là cơ sở để giải quyết phần III; Phần II, nêu sơ lược phương pháp tiếp cận và phân tích của bài báo; Phần III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, phần phân tích sự thay thế đầu vào đảm bảo hiệu quả trong phân phối nguồn lực trong khu vực sản xuất, phân tích sự phân phối và dịch chuyển nguồn lực đất đai khi ứng dụng công nghệ 4.0, Phân tích sự thay đổi phúc lợi xã hội khi ứng dụng công nghệ 4.0; Phần IV, kết luận và hàm ý chính sách cho Việt Nam.

 

Chi tiết bài báo