Trong khuôn khổ đề tài “Phát triển kỹ năng cốt lõi cho lao động nông nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam” được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) và Chương trình John Dillon Fellowship quản lý bởi trường Đại học New England (UNE, Úc), các giảng viên và nghiên cứu viên của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (đối tác chính) đã có chuyến công tác khảo sát thực trạng chuyển đổi số trong chuỗi xoài xuất khẩu ở tỉnh Đồng Tháp từ 11-14/04/2023. Chuyến công tác đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự hỗ trợ của các đối tác thuộc Viện Chính sách nông nghiệp và Sức khoẻ (HAPRI) và các cán bộ địa phương thuộc Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật và Trung tập dịch vụ nông nghiệp thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Thông qua chuyến công tác, nhiều thông tin hữu ích được thu thập và giúp ích cho đề tài.

Về tổng quan, Đồng Tháp có tổng diện tích cây ăn trái hơn 42.000 ha, trong đó diện tích xoài đạt 14.000 ha, chiếm tỷ lệ 33,8% diện tích. Sản lượng bình quân 115.000 tấn/năm. Giống xoài phổ biến là xoài cát chu, xoài cát Cao Lãnh, xoài tượng da xanh, được phân bố tập trung nhiều tại huyện Cao Lãnh, Thành phố Cao Lãnh và huyện Thanh Bình. Sản xuất xoài ở Đồng Tháp là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ vào sản xuất như rải thụ phấn bông xoài 70% diện tích, bao trái xoài gần 90% diện tích. Đồng Tháp có gần 6.000 ha xoài đã được đăng ký mã số vùng trồng với 327 mã số; chín cơ sở đóng gói trên địa bàn đã đăng ký mã số cơ sở đóng gói; 33 tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận VietGAP trên cây xoài, với diện tích 353 ha đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Hiện xoài Đồng Tháp đã có mặt ở thị trường các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, EU… Năm 2019, lần đầu tiên trái xoài Đồng Tháp được xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã mở ra tiềm năng lớn cho ngành hàng xoài Đồng Tháp nói riêng và trái xoài Việt Nam nói chung. Ngoài Mỹ, trái xoài tươi Đồng Tháp còn được xuất sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand. Đặc biệt Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sản lượng xoài khá lớn (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, 2023). Do vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu của Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam gồm TS. Nguyễn Thị Thu Quỳnh và ThS. Ninh Xuân Trung đã có chuyến khảo sát thực trạng chuyển đổi số trong chuỗi giá trị xoài phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Đồng Tháp.

leftcenterrightdel
Nhóm nghiên cứu Khoa Kinh tế và PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chụp ảnh với cán bộ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp tại vườn xoài 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Xoài được HTX thu mua vào dán tem trước khi đưa đi tiêu thụ 
leftcenterrightdel
Nhóm nghiên cứu chụp ảnh tại Vườn xoài hữu cơ và áp dụng mô hình tưới thông minh của hộ nông dân tại xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 

Trong quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã có một số mô hình điểm của các hộ nông dân áp dụng chuyển đổi số, tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào trong sản xuất xoài để có thể quản lý quy trình sản xuất, quản lý dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm,…. Đa phần các lao động trồng xoài đều được phỏng vấn đều nhận thức được lợi ích mà các công nghệ này đem lại trong việc giảm chi phí nhân công và nâng cao chất lượng xoài đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường xuất khẩu khó tính.

 

Đặc biệt, hiện nay chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều giải pháp để quảng bá và thực hiện chuyển đổi số trong quản lý vùng trồng xoài cũng như các loại trái cây khác phục vụ xuất khẩu của tỉnh Đồng Tháp. Điển hình như tại thành phố Cao Lãnh đã xây dựng được bản đồ nông sản của thành phố (http://nongdan.tpcaolanh.dongthap.gov.vn:8081/) để phục vụ công tác quản lý và quảng bá hình ảnh nông sản của thành phố đến với người tiêu dùng trong cả nước và phục vụ xuất khẩu. Tại trong web mọi người có thể tra cứu được từng loại cây trồng chủ lực của thành phố (có tổng 7 sản phẩm cây trồng chính của thành phố thì có đến 5 sản phẩm xoài (theo từng giống khác nhau)), vùng trồng từng loại cây trồng, giai đoạn phát triển của từng loại cây trồng, quy trình trồng từng loại cây trồng (VietGAP, GlobalGap) hoặc tra cứu theo xã, khóm, ấp tại thành phố Cao Lãnh.

leftcenterrightdel
Nhóm nghiên cứu chụp ảnh với tủ điểu khiển mô hình tưới tự động qua App trên điện thoại tại vườn xoài 
leftcenterrightdel
Cán bộ thực nghiệm kỹ thuật kiểm tra độ chín (tuổi quả) của xoài 
leftcenterrightdel
Bản đồ nông sản thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 

 

 Sau quá trình đi khảo sát thực tế, các thành viên của Nhóm nghiên cứu Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã được trải nghiệm và hiểu biết hơn về hình thức và phương thức sản xuất xoài xuất khẩu của nông dân trồng xoài của vựa xoài Đồng Tháp. Với những thông tin thu thập được, nhóm nghiên cứu sẽ có cơ sở để phân tích, xây dựng, đề xuất về một số hoạt động để hướng dẫn, hỗ trợ người nông dân trồng xoài ở Đồng Tháp nâng cao các kỹ năng và năng lực cốt lõi để áp dụng công nghệ số vào trong sản xuất xoài để có thể đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và quốc tế như yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm đối với mặt hàng xoài xuất khẩu.

 

Ninh Xuân Trung - Khoa Kinh tế & PTNT