Với mục tiêu tạo cơ hội cho sinh viên trở thành những nhà cải cách xã hội trong tương lai - những người đóng góp tạo nên một tương lai tươi đẹp hơn cho cả hai nước, các sinh viên chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp Chất lượng cao và sinh viên Nhật Bản đã có thời gian làm việc hai tuần với Chương trình nghiên cứu sự phát triển nông thôn Việt Nam tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên.

    Trong khuôn khổ của chương trình sinh viên hai nước được tiếp cận và hỏi từ thực tế thông qua thăm quan các vùng nông thôn và đô thị, phỏng vấn những người tham gia vào các hoạt động khuyến nông – nhằm trải nghiệm thực tế, tăng khả năng hiểu được thực tế và khả năng phân tích dựa trên thực tế; Học hỏi từ các dự án (dự án PAMCI-SAFERICE and JICA) – nhằm cung cấp một hình ảnh rõ ràng về các hoạt động mang lại đổi mới cho xã hội; Học hỏi từ các chuyên gia JICA – nhằm cung cấp hình ảnh về các nhà cải cách xã hội thực sự và hợp tác hướng tới mục tiêu chung trong môi trường đa văn hóa, mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và phía Nhật Bản đồng thời tạo cơ hội thúc đẩy sự phát triển không chỉ về lĩnh vực chuyên môn mà còn mở rộng mối quan hệ giữa các trường đại học khối nông nghiệp các nước Châu Á.

    Trong thời gian hai tuần làm việc, các bạn sinh viên và các chuyên gia Nhật Bản đã được các bạn sinh viên chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao tiếp đón thịnh tình và dẫn đi tham quan khuôn viên thơ mông của Học viện. Tiếp đó, sinh viên hai nước đã về tham quan, làm việc và nghiên cứu thực tế tại các mô hình hợp tác sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp chất lượng cao ở xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; Tham quan Công ty rau, quả Việt - Nhật tại Hưng Yên; Tham gia Hội thảo khoa học Nhật Bản - Việt Nam lần thứ 3 tổ chức tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và trình bày kết quả nghiên cứu tại Học viện...

    Đánh giá về chương trình, sinh viên Nguyễn Thị Hải Yến – lớp KTNNCLC khóa 60 nhận xét; Đây là một chương trình được tổ chức thật chu đáo và chuyên nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia học hỏi, mở rộng kiến thức không chỉ về chuyên ngành mà còn văn hóa. Các bạn sinh viên hai nước được tìm hiểu về quy trình sản xuất gạo hữu cơ theo dự án PAMCI. Đó là mô hình sản xuất gạo hữu cơ theo công nghệ của Nhật Bản. Dự án đã rất thành công, được thể hiện trên khuôn mặt của những người nông dân và tỉ lệ tieu thụ gạo tại các cửa hàng như Naturally Vietnam. Nó không chỉ đem lại lợi ích về mặt kinh tế cho người nông dân mà còn cho cả môi trường và sức khỏe của người dân nơi đây. Đồng thời, thông qua chương trình, các bạn sinh viên còn được tìm hiểu rõ hơn về mô hình sản xuất rau an toàn từ khâu gieo trồng, sản xuất cho đến khi thu hoạch và vận chuyển đến người tiêu dùng. Mô hình cũng được áp dụng kĩ thuật của Nhật Bản từ những nhân viên đã học hỏi tại Nhật. Họ luôn cố gắng cải thiện và vận dụng những kiến thức học được góp phần tạo nên một thị trường thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó, các bạn còn được các chuyên gia Nhật Bản chia sẻ và hướng dẫn những kiến thức và kỹ năng quý báuvề nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao cũng như vai trò của chúng tới sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời gian tới.

    Kết thúc hai tuần làm việc là sự chia tay trong lưu luyến là những cái bắt tay, ôm hôn hữu nghị, thân thiện từ sinh viên Học viện giành cho các bạn sinh viên Nhật Bản. Thông qua chương trình giao lưu học hỏi lần này cũng đã thắt chặt thêm, củng cố thêm và chia sẻ thêm những kiến thức, kỹ năng, tình cảm cũng như văn hóa của hai dân tộc Việt Nam – Nhật Bản, góp phần tăng cường mối liên kết trong đào tạo và nghiên cứu, chuyển giao giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Nhật Bản góp phần vào sự phát triển của Học viện từng bước vươn tới tầm quốc tế.

Một số hình ảnh về chương trình