Israel là quốc gia đi đầu và rất thành công trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao được coi là hướng đi đúng đắn của Việt Nam trong giai đoạn này. Nghiên cứu kinh nghiệm của Israel về phát triển nông nghiệp công nghệ cao có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam.

Trong thời gian tới, để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, áp dụng mô hình tổ chức quản lý mới, phương thức sản xuất mới trong nông nghiệp: Thứ nhất, cần tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất; Thứ hai, phát triển canh tác nhà kính nông nghiệp công nghệ cao. Thứ ba, cần lựa chọn mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình Kibbutz hay Moshav có thể áp dụng một phần nhằm tăng cường liên kết giữa các hộ nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Thứ tư, tăng cường việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp. Thứ năm, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tự động ở các vùng khô, đồi núi trọc hiếm nước. Việt Nam cần áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, tự động này vào canh tác ở các vùng thiếu nước với địa hình bán sa mạc, đồi núi trọc, như: vùng Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc… Thứ sáu, cần chú trọng hơn nữa đến giải pháp tăng cường giáo dục và đào tạo. Tăng cường vai trò của các trường đại học, viện nghiên cứu trong sáng tạo, chuyển giao và áp dụng tri thức.

Để Việt Nam có thể áp dụng một cách hiệu quả những bài học nêu trên, cần phải có sự nhận thức đầy đủ về sự cần thiết ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của người dân, sự phối hợp hiệu quả giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp, đặc biệt sự vào cuộc quyết liệt của toàn Đảng, hệ thống chính trị xã hội và Chính phủ.

Chi tiết bài báo

Ths. Đoàn Bích Hạnh, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam