Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu về việc triển khai các chính sách (CS) phát triển nông nghiệp và nông thôn (NN&NT); tuy nhiên quá trình thực thi các CS này cũng gặp phải không ít những hạn chế như nhận định đã nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp-nông dân-nông thôn (NN-ND-NT) “... cơ chế, CS phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trương, CS không hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung kịp thời; đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào NN-ND-NT còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; tổ chức chỉ đạo thực hiện và công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, yếu kém;vai trò của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc triển khai các chủ trương, CS của Đảng và Nhà nước về NN-ND-NT ở nhiều nơi còn hạn chế”. Với mục tiêu gỡ rối những khó khăn trong quá trình thực hiện các CS phát triển NN&NT thủ đô cũng như thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp (NN), xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống người dân giai đoạn 2011-2015”, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội giao nhiệm vụ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao tính khả thi của một số CS phát triển NN tại Hà Nội” do PGS.TS. Phạm Bảo Dương – Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì từ năm 2012-2014. Đề tài đã đi sâu phân tích,  đánh giá CS tập trung vào các khâu tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá 3 CS phát triển NN bao gồm CS hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung (CNTT) xa dân cư (XDC), CS phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT, CS khuyến nông (KN). Các đối tượng khảo sát bao gồm các nhà hoạch định CS, các cán bộ quản lý các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, đại lý cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất NN, các tổ chức và hộ gia đình sản xuất NN. Đề tài lựa chọn điểm nghiên cứu tại 6 huyện thuộc thành phố Hà Nội bao gồm huyện Đông Anh, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thanh Trì, Thanh Oai và Ba Vì.

Về kết quả nghiên cứu thực tiễn, quá trình nghiên cứu sự triển khai 3 nhóm CS kể trên tại 6 huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy:

-                      CS hỗ trợ phát triển CNTT XDC: (1) Quy hoạch khu CNTT XDC đã được thực hiện tại cả 6 điểm nghiên cứu; (2) Các hình thức hỗ trợ người dân chuyển ra khu CNTT XDC đã được triển khai. Đối với đất đai, nhìn chung mức hỗ trợ mà các hộ CNTT được tiếp cận tương đối thấp. Đối với cơ sở hạ tầng (CSHT), hạng mục được đầu tư chủ yếu là hệ thống đường giao thông và cấp thoát nước, riêng hệ thống đường điện phục vụ cho khu CNTTcòn thiếu và yếu, người dân phải tự đầu tư với tỷ lệ xấp xỉ 84%. Về nguồn vốn, chủ yếu các đơn vị CNTT sử dụng vốn vay từ ngân hàng NN, ngân hàng thương mại và nguồn tự vay bên ngoài, tỷ lệ số đơn vị chăn nuôi được vay vốn từ quỹ KN Hà Nội là rất thấp. Những hỗ trợ về giống vật nuôi cũng như máy móc, công nghệ hiện đại phục vụ chăn nuôi còn rất hạn chế; (3) Quản lý dịch bệnh ở khu CNTT được thực hiện khá tốt thể hiện ở việc tập huấn cách phòng tránh dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Công tác thú y ở khu CNTT rất được quan tâm, các thông tin về tình hình dịch bệnh được cung cấp thường xuyên; (4) Vấn đề môi trường trong các khu CNTT được thực hiện khá tốt. Theo đánh giá chung, môi trường trong khu CNTT được cải thiện rất nhiều so với các khu chăn nuôi trong dân cư; và (5) Công tác thanh tra và kiểm tra khu CNTT và tình hình trật tự trong khu vực này được UBND các xã phối hợp với UBND các huyện duy trì rất tốt. Tuy nhiên, đối với một số hộ vi phạm quy định trong khu CNTT thì chưa có chế tài xử lý cụ thể mà chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở.

-                      CS phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT: (1) Tính đến tháng 3/2013, các địa phương nghiên cứu đã có 31 dự án xây dựng vùng RAT tập trung với tổng diện tích hơn 2000 ha, trong đó có 9 dự án đã thi công và thi công xong đang đưa vào sử dụng; (2) Một số hình thức hỗ trợ phát triển RAT đã và đang được triển khai tại những vùng có quy hoạch, các nội dung hỗ trợ chủ yếu bao gồm xây dựng CSHT và tập huấn kỹ thuật canh tác rau. Các hoạt động tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất RAT đã thu hút được đông đảo người dân tham gia. Ttuy nhiên, kết quả cho thấy các lớp hướng dẫn tổ chức tiêu thụ RAT còn ít khiến cho việc tiêu thụ rau của nông dân gặp nhiều khó khăn và người tiêu dùng cũng không biết được nhiều thông tin để phân biệt giữa RAT và rau canh tác theo phương pháp thông thường; (3) Hệ thống quản lý chất lượng và xuất xứ sản phẩm RAT trên địa bàn thành phố được tổ chức theo 3 hình thức: (i) Hệ thống quản lý bởi các cơ quan chức năng của thành phố; (ii) hệ thống quản lý giám sát nội bộ tại các cơ sở sản xuất; (iii) hệ thống giám sát của các tổ chức chứng nhận. Nghiên cứu cho thấy công tác kiểm tra giám sát chất lượng RAT được thực hiện tương đối tốt ở cấp xã. Tuy nhiên, lượng RAT từ các điểm kinh doanh RAT cung ứng cho thị trường còn quá thấp. Việc kiểm soát chất lượng RAT từ các chợ đầu mối và tăng số lượng các điểm kinh doanh RAT ở các cụm dân cư là hết sức cần thiết; (4) Liên kết thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ RAT được thực hiện thông qua việc phối hợp xây dựng và vận hành Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn; (5) Hoạt động thông tin tuyên truyền về phát triển RAT được thực hiện thông qua các hình thức tập huấn, hội thảo và hệ thống KN viên cấp xã. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền để người dùng nhận biết và tin tưởng vào sản phẩm RAT lại đang là lỗ hổng chưa được quan tâm thực hiện.

-                      CS KN: (1) Quá trình lập kế hoạch hoạt động KN được thực hiện đúng theo nguyên tắc từ Trung tâm KN huyện đến các Trạm KN và cán bộ KN cấp xã. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch KN còn hạn chế trong lựa chọn đối tượng, địa điểm thuộc các chương trình mục tiêu KN, cũng như hạn chế trong sự tham gia của người dân vào quá trình lập kế hoạch; (2) Nguồn lực triển khai cho công tác KN bao gồm nhân lực, vốn và trang thiết bị. Các nguồn lực này được trang bị  ở tất cả các huyện nghiên cứu, cụ thể: số lượng cán bộ KN cấp cơ sở về cơ bản đã đạt yêu cầu của Nghị định 02; ngoài cán bộ KN chính thống, các xã còn có những người hoạt động KN như cán bộ bảo vệ thực vật, cán bộ thú y và KN của các doanh nghiệp. Phần lớn cán bộ KN cấp xã đã qua đào tạo dài hạn; tỷ lệ cán bộ qua đào tạo ngắn hạn thấp (cao nhất là 12% ở huyện Thanh Oai); KN viên cơ sở cũng là những người có kinh nghiệm công tác lâu năm nên tạo thuận lợi cho việc triển khai CS KN tại các địa phương. Nguồn kinh phí cho các hoạt động KN chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước và phụ thuộc vào số lượng mô hình trình diễn, đào tạo, tập huấn tại địa phương. Kết quả thống kê cho thấy 70% nguồn kinh phí cho hoạt động KN ở các xã được cung cấp bởi huyện và thành phố, nguồn vốn do dân đóng góp chỉ chiếm 10%. Nguồn vốn vay từ Quỹ KN mới chỉ tập trung cho các hộ nông dân sản xuất điển hình hoặc các chủ trang trại, tuy nhiên thủ tục giải ngân chậm kèm theo sự phức tạp trong quá trình thẩm định hồ sơ nên cũng rất hạn chế người vay. Ở hầu hết hoạt động KN ở các địa điểm nghiên cứu bị hạn chế bởi cơ sở vật chất và trang thiết bị nghèo nàn: các buổi tập huấn, tờ rơi, pano, áp phích hay hệ thống loa truyền thanh có chất lượng thấp nên khó phát huy hiệu quả tuyên truyền; (3) Các nội dung của CS KN đều được triển khai tại những huyện nghiên cứu: CS thông tin tuyên truyền cho các hoạt động KN được thực hiện khá tốt tại cấp xã giúp cung cấp kịp thời và có hiệu quả kiến thức mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở tất các các huyện thì nguồn thông tin KN mà người dân nhận được từ cán bộ KN và cộng tác viên KN cơ sở lên tới hơn 90%. CS đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, truyền nghề trong KN được thực hiện cho cả đội ngũ cán bộ KN lẫn người nông dân. Nhìn chung, hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ KN còn gặp nhiều hạn chế bởi sự khó khăn về nguồn kinh phí. Các lớp đào tạo bồi dưỡng cho nông dân được quan tâm tổ chức nhiều hơn nhưng theo đánh giá của nông dân tham gia thì các lớp tập huấn còn hạn chế về phương tiện dạy và học, nặng tính lý thuyết, tổ chức sai thời điểm nên khó áp dụng. Hoạt động xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn đã được triển khai trên nhiều địa bàn, kết quả cho thấy các mô hình luôn tạo được tính mới, khác biệt và đột phá; một số mô hình nổi bật được đánh giá cao, có sức lan tỏa và ảnh hưởng rộng đối với người nông dân: mô hình trình diễn lúa chất lượng cao tại Ba Vì, Chương Mỹ; mô hình cơ giới hóa đồng bộ, dịch vụ và liên kết trong sản xuất lúa tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ; (4) Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động KN được thực hiện theo nguyên tắc: báo cáo định kỳ của cán bộ KN xã gửi cho Trạm KN huyện và các chuyến kiểm tra thực tế. Tuy nhiên, công tác kiểm tra còn mang nặng tính hình thức và chưa có sự tham gia của người dân trong hoạt động này nên hiệu quả của công tác giám sát KN nhìn chung ở mức thấp.

Giải pháp để nâng cao tính khả thi trong việc thực hiện các CS: Đề tài đề xuất, đối với CS Hỗ trợ phát triển CNTTXDC cần quy định trách nhiệm cụ thể của các bên thực thi CS, cải tiến cơ chế hỗ trợ vay vốn, UBND thành phố cần có những cơ chế cụ thể rõ ràng để hướng dẫn cấp huyện thực hiện việc hỗ trợ vốn vay, quy định số lượng vật nuôi tối thiểu, tối đa cho từng loại; cân đối nguồn lực giữa các CS phát triển; khuyến khích sự tham gia đầu tư của chính người chăn nuôi và các doanh nghiệp chế biến; tăng cường các chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở và có các biện pháp hỗ trợ nâng cao thu nhập cho họ. Đối với CS phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT: cần quan tâm tới đối tượng tiêu dùng sản phẩm RAT trong các chương trình tập huấn, tuyên truyền; cần rà soát và lựa chọn hợp lý đối tượng được hỗ trợ đầu tư xây dựng CSHT; thay vì kỳ vọng xây dựng thêm 3 chợ, chỉ cần quy hoạch thêm 1 chợ đầu mối ở phía Tây Thủ đô, bổ sung nội dung hướng dẫn tổ chức tiêu thụ, liên kết trong tiêu thụ, quản lý các cơ sở tiêu thụ RAT; thêm cơ chế hỗ trợ xây dựng các quầy RAT tại các cụm dân cư; cần tập huấn kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng đề án, kỹ năng quản lý và giám sát chất lượng RAT cho cán bộ huyện, xã; các địa phương cần kiên quyết và đầu tư dứt điểm các hạng mục phát triển CSHT; cán bộ thực thi CS phát triển RAT  ở cấp xã cần được cải thiện phụ cấp và chế độ đãi ngộ. Đối với CS KN, cần tăng cường hơn nữa tuyên truyền về CS mới ban hành, lợi ích thiết thực mà CS mang lại cho người dân hay người làm công tác KN; xây dựng các pano, áp phíc, biểu ngữ ở các điểm tập trung dân cư hoặc UBND xã giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật và các mô hình mới trong sản xuất NN nhằm khuyến khích người dân tham gia tích cực hơn vào các hoạt động KN; xây dựng mô hình trình diễn phải xuất phát từ nhu cầu của người sản xuất; tích cực tham khảo, đề xuất và xây dựng kế hoạch với các tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi theo hướng thị trường; nâng cao chế độ đãi ngộ cho cán bộ KN cơ sở; có cơ chế phân công chức trách nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể giữa các đối tượng cán bộ cơ sở để hoạt động có hiệu quả, không chồng chéo; tăng cường mở các lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ KN cơ sở cũng như cán bộ xã; tuyên truyền phổ biến sâu rộng vai trò của quỹ KN đến các hộ dân.

Tác giả bài viết: Nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp VN

 

Một số hình ảnh liên quan: 

leftcenterrightdel
 

Khai trương sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn là một trong những CS phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT tại Hà Nội 

leftcenterrightdel
 

Cơ sở hạ tầng khu CNTTXDC còn nhiều bất cập