Khoa KT&PTNT là một trong những khoa lớn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam được thành lập từ năm 1961. Hiện nay, Khoa đào tạo nguồn nhân lực ở cả 3 bậc học là đại học, thạc sỹ và tiến sĩ, bao gồm 07 ngành ở bậc đại học (Kinh tế nông nghiệp; Phát triển nông thôn; Kinh tế; Kinh tế đầu tư; Quản lý kinh tế; Kinh tế tài chính và Quản lý và phát triển nguồn nhân lực), 03 ngành ở bậc thạc sỹ (Kinh tế nông nghiệp; Quản lý kinh tế và Phát triển nông thôn), và 03 ngành ở bậc tiến sĩ (Kinh tế nông nghiệp; Kinh tế phát triển và Quản trị nguồn nhân lực). Nhiều cựu sinh viên của Khoa đã và đang giữ các vị trí quan trọng trong các trường đại học, các viện nghiên cứu, là lãnh đạo chủ chốt ở một số bộ ngành và ở các địa phương trong cả nước, là các doanh nhân thành đạt và có vị thế trong xã hội.

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã trưởng thành và lớn mạnh, trở thành một tổ chức uy tín trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về kinh tế và quản lý. Khoa đã đóng góp cho đất nước đội ngũ đông đảo các nhà giáo có uy tín, các nhà khoa học đầu ngành, các cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, doanh nhân thành đạt góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang chuyển đổi theo hướng hiện đại và hội nhập. Từ khi thành lập đến nay Khoa đã đào tạo trên 10.000 cử nhân, 4.500 thạc sĩ và 150 tiến sĩ. Đội ngũ giảng viên của Khoa có chất lượng cao (trên 15% là các giáo sư, phó giáo sư hàng đầu, trên 50% có trình độ tiến sĩ, hơn 90% tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng của nhiều quốc gia trên thế giới), có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, có thể cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu gắn với thực tiễn công việc.

leftcenterrightdel
 

Tập thể giảng viên Khoa Kinh tế và PTNT, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn có thế mạnh về nghiên cứu khoa học, và cung cấp dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ cho xã hội. Ngoài các định hướng chuyên môn sâu ở các bộ môn, Khoa hình thành 4 nhóm nghiên cứu mạnh là: 1) Chính sách nông nghiệp, 2) Quản lý phát triển nông thôn, 3) Liên kết Kinh tế và Phát triển thị trường và 4) Kinh tế và quản lý tài nguyên môi trường. Các hướng nghiên cứu chính hiên nay của Khoa tập trung vào: i) Các vấn đề kinh tế vĩ mô, thể chế, chính sách nông nghiệp, nông thôn; ii) Kinh tế và tổ chức sản xuất, iii) Quản lý sử dụng nguồn lực; iv) Kinh tế tài nguyên và môi trường, các vấn đề về biến đổi khí hậu; v) Phát triển thị trường và quản lý chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; vi) Khuyến nông và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ cao và kinh tế số; vii) Kinh tế và quản lý chất lượng an toàn thực phẩm; viii) Các vấn đề về phát triển: nghèo đói, bất bình đẳng, giới, việc làm, di cư nông thôn thành thị, sinh kế; ix) Dự báo kinh tế và phát triển; x) Xây dựng, quản lý, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư và phát triển; xi) Xây dựng và phát triển nhãn hiệu và thương hiệu nông sản.

leftcenterrightdel
 

Khoa Kinh tế và PTNT tổ chức hội thảo khoa học “phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn trong bối cảnh chuyển đổi số”

leftcenterrightdel
 

Thầy/cô báo cáo seminar hàng tuần tại Khoa Kinh tế và PTNT.

Khoa có quan hệ hợp tác trong nghiên cứu và tư vấn chính sách sâu rộng với các Bộ ngành, địa phương, các viện nghiên cứu, tổ chức phát triển trong nước (Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Viện nghiên cứu chiến lực chính sách nông nghiệp và Phát triển nông thôn (IPSARD), Viện nghiên cứu rau quả (FAVRI), Viện Chăn nuôi (NIAS)…và nhiều các tổ chức phát triển quốc tế như Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR), Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), tổ chức Hợp tác quốc tế CHLB Đức (GIZ), trường đại học Kyushu, đại học tổng hợp Tokyo, đại học thú ý Obihiro (Nhật Bản), đại học Sydney, đại học Queensland, và đại học Tây Úc (Úc), Trung tâm Giáo dục Cao học và Nghiên cứu về Nông nghiệp Khu vực Đông Nam Á (SEARCA), Đại học UCC (Ai-len), qũy hợp tác tiểu vùng sông Mê kông…..

leftcenterrightdel
 

Hội thảo quốc tế trong  dự án thịt lợn an toàn tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

leftcenterrightdel
 

TS. Nguyễn Hữu Nhuần trình bày kết quả dự án thuộc Chương trình Aus4skill

Trong 5 năm qua Khoa đã chủ trì 2 đề tài cấp Nhà nước thuộc 2 chương trình giảm nghèo và chương trình Dân tộc, 3 đề tài Nafosted và 22 đề tài cấp tỉnh và thực hiện nhiều hoạt động tư vấn, chuyển giao, các nhiệm vụ cho Ban Kinh tế trung ương, cho các Bộ, ngành và địa phương. Đề tài cấp Nhà nước “Đánh giá tác động tổng thể của Chương trình xóa đói giảm nghèo ở vùng Tây Bắc giai đoạn 2001-2015”. Nghiên cứu đã đánh giá tổng thể được chương trình xóa đói giảm nghèo vùng Tây Bắc giai đoạn 2001 – 2015, đây là căn cứ quan trọng để nhà nước xây dựng, hoàn thiện chương trình giảm nghèo cho giai đoạn sau. Đề tài cấp Nhà nước thứ 2: “Giải pháp cơ bản nhằm giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số miền núi đến năm 2030” tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào các nhóm giải pháp phát triển cho người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Các khuyến nghị của đề tài đưa ra là căn cứ giúp nâng cao đời sống của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên cả nước. Ngoài ra Khoa cũng tham gia trong các đề tài thuộc chương trình cấp nhà nước như Nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng nông thôn mới; Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban phát triển thôn.

leftcenterrightdel
 

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trần Đình Thao

leftcenterrightdel
 

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn

leftcenterrightdel
 

Nhóm sinh viên điều tra, khảo sát đề tài cùng thầy/cô tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Bên cạnh đó Khoa có nhiều các dự án quốc tế hợp tác với các tổ chức và các trường đại học trên thế giới. Các cán bộ của Khoa đã công bố trên 300 bài báo có chất lượng cao trong nước và quốc tế, trong đó có trên 10% là các bài ISI/Scopus. Khoa cũng triển khai tư vấn qui hoạch đất đai, qui hoạch nông thôn mới; phát triển chuỗi giá trị; tư vấn phát triển mỗi xã một sản phẩm trong chương trình OCOP; Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông nghiệp. Khoa cũng đang tham gia thực hiện các tư vấn đóng góp ý kiến cho Ban Kinh tế Trung ương và Hội đồng lý luận Trung ương về đổi mới thể chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo cán bộ trong nông nghiệp, đổi mới chính sách đất đai và chuyển đổi số trong nông nghiệp phục vụ xây dựng Nghị quyết Tam nông mới. Các kết quả nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ của Khoa đã đóng góp về lý luận và thực tiễn, góp phần đề xuất các chính sách, giải pháp phát triển kinh tế xã hội, phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, biến đổi khí hậu và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và của nền kinh tế số.

Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao vể chất lượng nguồn nhân lực chất lượng đào tạo trong bối cảnh phát triển và hội nhập kinh tế nhanh và sâu rộng, Khoa Kinh tế và PTNT đặt giá trị cốt lõi của Khoa là: Hợp tác (Cooperative) - Sáng tạo (Innovative) - Chuyên nghiệp (Professional). Tầm nhìn của Khoa Kinh tế & PTNT đến năm 2030 sẽ trở thành một đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học được xếp hạng cao trong nước và khu vực cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu phát triển các sản phẩm và dịch vụ KHCN trong lĩnh vực Kinh tế nông nghiệp, kinh tế, quản lý và phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và PTNT