Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang có được những bước chuyển mình đáng kể. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, xu hướng đầu tư theo chương trình, dự án đang ngày càng khẳng định vị thế trong nền kinh tế thị trường. Trước tình hình đó đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác đều cần phải có một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp về kinh tế đầu tư. Vì thế, cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đầu tư vô cùng rộng mở.

Ngành Kinh tế đầu tư học gì?

Ngành Kinh tế đầu tư đào tạo người học trở thành những cử nhân có kiến thức chuyên sâu, kỹ năng chuyên nghiệp và thái độ đúng mực trong quản lý, tổ chức và triển khai các hoạt động về kinh tế đầu tư. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế đầu tư cung cấp cho người học kiến thức nền tảng về kinh tế, kiến thức chuyên sâu về đầu tư. Chương trình chú trọng phát triển năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề thực tiễn trong quá trình đầu tư, cụ thể là năng lực phân tích, hoạch định, thẩm định, thực thi và quản lý các dự án đầu tư, chính sách và chương trình đầu tư tại các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, người học còn được phát triển kỹ năng thu thập và phân tích thông tin liên quan đế kinh tế, kế hoạch và ra quyết định trong đầu tư.

leftcenterrightdel
 

Tốt nghiệp ngành Kinh tế đầu tư làm việc ở đâu?

Cử nhân Kinh tế đầu tư hoàn toàn đảm nhiệm được các vị trí như:

-         Chuyên viên về phân tích đầu tư tại bộ phận kế hoạch, dự án trong các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, công ty chứng khoán, ngân hàng;

-         Chuyên viên tư vấn về đầu tư, giám sát hoạt động dự án trong công ty tư vấn đầu tư chuyên nghiệp;

-         Chuyên viên tư vấn đầu tư tại trung tâm xúc tiến đầu tư, hỗ trợ đầu tư của các địa phương hoặc trung ương;

-         Cán bộ hoạch định chính sách và cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, các tập đoàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ;

-         Nghiên cứu viên và giảng viên thuộc lĩnh vực kinh tế, quản lý nói chung và kinh tế đầu tư nói riêng tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các viện nghiên cứu…

Như vậy, cử nhân Kinh tế đầu tư sẽ có nhiều lựa chọn việc làm tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc khối Kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân và kinh tế nước ngoài.

Chọn học ngành Kinh tế đầu tư tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là một trường đào tạo đa ngành, đa bậc học, trường đại học trọng điểm quốc gia. Học viện có hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đội ngũ giảng viên có trình độ cao, tâm huyết với nghề, trên 80% giảng viên của Học viện được đào tạo tại các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hà Lan…

 

leftcenterrightdel
 

Cán bộ giảng viên Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và PTNT,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ngành Kinh tế đầu tư được đưa vào giảng dạy từ năm 2014 gồm 2 chuyên ngành: (i) Kinh tế đầu tư và (ii)Kế hoạch và Đầu tư. Cả 2 chuyên ngành này đều được thiết kế chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, lấy người học làm trung tâm, kết hợp và tham khảo từ các chương trình đào tạo về Đầu tư, Kinh tế đầu tư của các trường đại học trong và ngoài nước.

Ngoài kiến thức chuyên ngành, sinh viên ngành Kinh tế đầu tư còn được trang bị các kỹ năng mềm về: Khởi nghiệp, lãnh đạo, giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm…; Có cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tình nguyện vì cộng đồng và giao lưu sinh viên quốc tế; Cơ hội nhận được các suất học bổng khuyến khích học tập, học bổng tài năng, học bổng quyết tâm vượt khó theo cả khoá học, từng năm học và từng học kì…

leftcenterrightdel
 

Đại hội Chi đoàn K65KTDTA 

 Nếu quan tâm tới ngành học Kinh tế đầu tư và yêu thích Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hãy đăng ký nguyện vọng theo các thông tin sau:

Mã trường

Mã nhóm ngành

Tổ hợp tuyển sinh

Phương thức tuyển sinh

HVN

HVN12

· A00: Toán, Vật lí, Hóa học

· C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí

· D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

· D10: Toán, Địa lí, Tiếng Anh

· Tuyển thẳng: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo quy định của Học viện;

· Xét học bạ lớp 11 (đợt xét tuyển 1) hoặc lớp 12 (các đợt xét tuyển sau): Ba môn trong tổ hợp xét tuyển và điểm ưu tiên ≥ 20 điểm;

· Xét điểm thi THPT quốc gia năm 2022: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Đề án của Học viện.

Chi tiết tham khảo theo link:

https://www.vnua.edu.vn/thong-bao/thong-tin-tuyen-sinh-dai-hoc-he-chinh-quy-nam-2022-52347