Chiều ngày 22 tháng 6 năm 2020, Khoa Kinh tế & PTNT đã tổ chức buổi seminar với tên gọi “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo mô hình kinh tế tuần hoàn” do ThS. Nguyễn Thị Thu Quỳnh thuộc nhóm nghiên cứu Kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên trình bày. Tham dự buổi trình bày, có TS. Nguyễn Hữu Nhuần – Phó trưởng Khoa làm chủ tọa cùng các lãnh đạo, giảng viên của Khoa Kinh tế & PTNT.

leftcenterrightdel
 

    Nội dung trình bày của tác giả đã chỉ ra Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, lượng chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam phát sinh đang gia tăng trung bình 10-16 % mỗi năm. Mô hình quản lý truyền thống hiện nay bộc lộ nhiều hạn chế: hiệu suất thu gom, xử lý thấp, nhiều loại chất thải rắn không được tái chế, tái sử dụng mà bị chôn lấp, hoặc đốt một cách lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu tổng quan và thực tiễn triển khai các mô hình quản lý chất thải rắn trên thế giới đã chỉ ra cần thiết phải đổi mới công tác quản lý chất thải rắn theo mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm làm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng tài nguyên và giảm thiểu mức thấp nhất phát thải ra ngoài môi trường. Theo đó, các hoạt động quản lý cần được đổi mới đồng bộ để đảm bảo xây dựng 1 vòng tuần hoàn khép kín của chất thải: xuất phát từ các chủ thể phát thải qua một quy trình lại trở thành các sản phẩm được xử lý, tái chế quay trở lại phục vụ cho chính các chủ thể này. 

leftcenterrightdel
 

ThS. Nguyễn Thị Thu Quỳnh trình bày tại seminar

    Các thành viên tham dự buổi seminar đều chia sẻ, vấn đề quản lý CTRSH không phải là mới, đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này tuy nhiên việc tổ chức thực hiện trong thực tế còn nhiều vướng mắc.

            GS.TS Nguyễn Văn Song – Trưởng nhóm NCM Kinh tế và quản lý tài nguyên môi trường nhấn mạnh cần thận trọng khi đề xuất áp dụng nguyên tắc “’người gây ô nhiễm phải trả tiền” vì khó xác định chủ thể phát thải và lượng rác thải họ thải ra. Thực tế hiện nay chúng ta đang áp dụng nguyên tắc “mọi người đều phải trả tiền” để thu gom, xử lý nhằm giảm phát thải ra môi trường.

Các ý kiến của những thành viên khác cùng chung quan điểm cho rằng việc đề xuất mô hình tái chế tuần hoàn CTRSH cần có những tính toán, minh chứng so sánh về lợi ích biên với chi phí biên trong tái chế và các biện pháp xử lý khác để đảm bảo các giải pháp đưa ra có tính khả thi trong thực tế. Cần có thêm nghiên cứu tổng quan để học hỏi kinh nghiệm trên thế giới trong thu gom, xử lý, tài chế CTRSH.

    Buổi seminar kết thúc vào 15:30 cùng ngày.